Truy cập nội dung luôn
 
        
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN











Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 659
Lượt truy cập trong tuần: 3632
Lượt truy cập trong tháng: 13072
Lượt truy cập trong năm: 250124
Tổng số truy cập: 2364234

VĂN HÓA - XÃ HỘI VĂN HÓA - XÃ HỘI

QUẬN THANH XUÂN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030
Ngày đăng 13/05/2022 | 08:00  | Lượt xem: 188

UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn quận.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn quận; thực hiện quán triệt, tuyên truyền nội dung Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, đảm bảo xác định rõ nhận thức, trách nhiệm, hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và Nhân dân trên địa bàn quận đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa của Thủ đô Hà Nội nói chung, quận Thanh Xuân nói riêng. Đồng thời, tập trung phát triển văn hóa, con người Hà Nội, để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển văn hoá, người Hà Nội toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tác động của phát triển kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh và những tác động khác. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các đối tượng xã hội.

Phát triển văn hóa trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội - Thành phố sáng tạo của UNESCO, quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới. Tăng đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững góp phần đưa Hà Nội là một trong các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, có thương hiệu và là Thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

(1) Giai đoạn đến năm 2025:

- Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%;

- 100% tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng.

- 70-73% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

(2) Giai đoạn đến năm 2030:  

- Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa: 89-90%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 80%.

- 100% tổ dân phố có nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí theo quy định.

- 75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

b) Nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(1) Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu:

- Các di tích xếp hạng quốc gia xuống cấp được tu bổ, tôn tạo.

- Hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội và các văn bản chỉ đạo có liên quan; hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương các di tích xuống cấp được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa.

(2) Số di sản được lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: 01 (Lễ hội đình Vòng - phường Hạ Đình).

c) Nhóm chỉ tiêu về công nghiệp văn hoá

- Giai đoạn đến năm 2025: Phối hợp với các sở, ngành Thành phố đưa ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội; giữ vững và phát triển thương hiệu Thành phố sáng tạo.

- Giai đoạn đến năm 2030: Phối hợp với các sở, ngành Thành phố đưa ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội trong tốp các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu và là thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

d) Chỉ tiêu về đầu tư: Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm.

Để đạt mục tiêu trên, UBND quận sẽ tổ chức quán triệt tới các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, các địa phương và toàn xã hội xác định rõ nhận thức về văn hóa có vị trí, vai trò, đóng góp trong phát triển bền vững kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; Văn hóa thực sự “đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị” để có trách nhiệm và hành động thiết thực cụ thể. Văn hóa có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và lấy văn hóa, con người làm nền tảng, nguồn lực, động lực quan trọng phát triển bền vững Thủ đô và Quận.

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội. Trong đó, tập trung tuyên truyền về quan điểm, nội dung của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp đề ra. Đa dạng, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia của cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và cộng đồng về vị trí, vai trò phát triển văn hóa; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô, Quận trong thời kỳ phát triển mới, góp phần quảng bá văn hóa, con người Hà Nội, Việt Nam ra thế giới; hướng tới sự phát triển bền vững để Hà Nội thực sự trở thành “Thành phố sáng tạo” kết nối toàn cầu...

Chi tiết Kế hoạch tại đây

Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận